Tình trạng nồm ẩm vào những ngày thời tiết nắng mưa thất thường khiến cho không ít người và gia đình cảm thấy đau đầu về tình trạng mùi khó ngửi của quần áo chưa được khô. Và khi ấy, để khắc phục tình trạng này nhanh chóng, nhiều người đam mê kỹ thuật tìm cách tự chế máy sấy quần áo tại nhà. Vừa đơn giản lại cực kỳ hiệu quả, bạn đã thử chưa?
Vào những ngày trời mưa, nhất là trời nồm - khoảng tháng 2 - 4 của miền Bắc, độ ẩm trong không khí vô cùng cao, khiến cho việc phơi phóng quần áo không thể khô được. Việc quần áo ẩm ướt để lâu sẽ dẫn tới những mùi khó ngửi. Quan trọng hơn là, sau vài ngày, dù quần áo có khô thì mùi khó chịu đó có thể vẫn còn lưu lại.
Không những thế, tình trạng áo quần ẩm ướt quá lâu cũng sẽ khiến phát sinh các loại nấm mốc, tạo nên môi trường trú ẩn cho ruồi muỗi… Điều này, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Ngoài ra, quá nhiều quần áo lâu khô cũng cực kỳ tốn diện tích và không gian phơi, nhất là đối với những căn hộ chung cư có ban công chật hẹp hoặc các gia đình có con nhỏ.
Máy sấy quần áo
Chính vì những lý do trên mà sự xuất hiện của một chiếc máy sấy quần áo được cho là vô cùng hữu dụng và tiện lợi. Bởi giặt sạch quần áo mới chỉ là ½ chặng đường, phơi khô là ủi quần áo phẳng phiu, sạch đẹp mới được coi là hoàn thiện công việc giặt giũ. Tuy nhiên, những chiếc máy sấy khô quần áo chuyên dụng thì lại có giá bán không hề thấp. Do đó, nhiều người đã lựa chọn tự chế máy sấy quần áo tại nhà, vừa đơn giản lại hiệu quả.
Điều này giúp cho việc tận dụng tốt những vật dụng có sẵn để làm thành thiết bị sấy khô quần áo với chi phí không cao mà hiệu quả cũng khá tốt. Đồng thời, sẽ giúp cho bạn dễ dàng sấy khô quần áo nhanh chóng mà không cần dựa vào tình hình thời tiết. Các bạn sẽ không còn ám ảnh bởi cảnh quần áo phơi kín cả giàn.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí cũng như để trải qua các bước tự chế đơn giản nhất, chúng ta sẽ làm một chiếc tủ sấy quần áo dựa vào sức nóng của bóng đèn sợi đốt. Trường hợp trời nồm ẩm, gió sẽ hút hết độ ẩm không khí ở những nơi khác lại, do đó bạn không nên chế máy sấy quần áo bằng sức gió mà tủ sấy bằng nhiệt được coi là phù hợp nhất.
Để tự làm máy sấy quần áo, bạn cần chuẩn bị những thứ đơn giản như sau:
Thùng giấy carton hình chữ nhật đứng loại lớn, có thể lấy vỏ thùng máy giặt, tủ lạnh, tủ đông…
2 thanh gỗ hoặc sắt có kích thước lớn hơn một chút so với chiều rộng của thùng carton để treo quần áo. Một khung gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước nhỏ hơn kích thước mỗi chiều của hộp carton khoảng 1cm, sao cho hộp carton có thể lồng ngoài khung gỗ.
4 chiếc bóng đèn sợi đốt tròn 200W
Dây điện, phích cắm, đui điện (đảm bảo an toàn)
Nguyên liệu cần để tự chế máy sấy quần áo
Quy trình tự chế máy sấy quần áo không khó, khá đơn giản, các bạn có thể thực hiện theo 4 bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn sẽ tiến hành lắp 4 bóng đèn với đui đèn và phích cắm. Kiểm tra xem bóng đèn đã sáng chưa? Lưu ý, bóng đèn nên được lắp riêng với từng phích cắm chứ không nên lắp nối tiếp nhau.
Bước 2: Lồng thùng carton vào khung gỗ, mở nắp thùng phía trên và gắn 2 thanh gỗ vào khung đã chuẩn bị. Quần áo ẩm ướt khá nặng nên trong thùng carton, bạn cần chuẩn bị một khung gỗ thật chắc chắn để đảm bảo tải trọng. Tránh để tình trạng sấy đồ lâu quá, tủ bị đổ, quần áo rơi xuống đất bị bẩn, phải giặt giũ lại.
Bước 3: Khoét 1 lỗ trên nắp phía trên của hộp với đường kính khoảng 10cm để giúp thoát hơi nước bên trong thùng carton.
Bước 4: Đục 4 lỗ ở 4 vị trí khác nhau trong hộp, sau đó đưa bóng đèn vào. Đảm bảo sao cho khoảng cách giữa các bóng đèn đều nhau.
Như vậy, các bạn đã hoàn thành xong việc tự chế máy sấy quần áo đơn giản tại nhà rồi. Lúc này, bạn sẽ có một chiếc máy sấy với công suất 800W (4x200W). Và khi sử dụng, bạn nhớ treo quần áo cách bóng đèn từ 40cm trở lên. Nhiệt độ cao từ những chiếc bóng đèn dây tóc này, sẽ giúp cho quần áo của bạn nhanh chóng được làm khô trong ngày mưa nồm ẩm.
Trên đây là hướng dẫn cách chế máy sấy cá nhân đơn giản. Trường hợp bạn muốn máy sấy quần áo công nghiệp tự chế có công suất lớn hơn thì có thể thử gia tăng số lượng bóng đèn cũng như kích thước hộp chứa. Có thể tự đóng cho mình những chiếc thùng tôn có kích thước tùy ý. Nhưng nhớ lưu ý, số lượng bóng đèn phải tương thích với kích thước của thùng. Bởi nếu quá ít bóng đèn sẽ khiến cho quá trình sấy khô lâu.
>>>Xem thêm: Giàn Phơi Thông Minh Có Sấy, Tiện Dụng, Phơi Đồ Nhanh
Máy sấy quần áo tự chế, nếu đánh giá về các tiêu chí như thiết kế, hiệu năng sấy, giá thành và độ bền thì cũng có thể đánh giá ở mức khá tốt. Cụ thể như sau:
Về thiết kế, vỏ máy được làm từ thùng carton nên hơi thô nhưng cũng có thể chấp nhận được.
Về hiệu năng sấy, do không có quạt gió nên mức hiệu năng cũng chỉ ở mức độ khá. Tuy nhiên, nếu vỏ thùng carton cách nhiệt tốt thì hiệu suất sấy quần áo cũng rất ổn.
Về độ bền bỉ, cũng được coi là khá bền vì vật liệu làm nên máy sấy không dễ dàng bị hỏng.
Về giá thành, được đánh giá là rất tốt. Bởi mức giá chỉ bằng khoảng 10% chi phí của việc mua tủ sấy quần áo, máy sấy quần áo.
Chính vì những yếu tố như trên nên có thể đánh giá tự chế máy sấy quần áo đem lại hiệu quả khá tốt.
Như đã nói, tự sáng chế máy sấy quần áo từ những vật liệu đơn giản và dễ chuẩn bị, sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc mua máy sấy quần áo. Bên cạnh đó, điện năng tiêu thụ của 4 chiếc bóng đèn là 800W, khoảng 1-2 tiếng cũng không tốn quá nhiều chi phí điện một ngày. Hiệu quả sấy cũng khá tốt.
Tuy nhiên, sử dụng máy sấy quần áo tự chế cũng có một số điểm hạn chế nhất định như:
Không có quạt gió. Việc không có quạt gió sẽ khiến hơi nóng không được lưu thông tốt và hiệu quả sấy sẽ không bằng các loại tủ sấy.
Nhiệt lượng không cao. Tự chế máy sấy quần áo dùng bóng đèn sợi đốt để tạo nhiệt cũng tốt nhưng hiệu suất tạo nhiệt không thể bằng thanh nhiệt điện trở (mayso) của tủ sấy. Do đó, công suất là 800W (4 bóng đèn 200W) nhưng nhiệt lượng tỏa ra sẽ không bằng tủ sấy có công suất tương đương.
Thiết kế không tiện lợi. Vì tận dụng thùng carton và dùng những đồ dùng, vật liệu không chuyên dụng để làm tủ sấy nên tính tiện lợi chắc chắn không cao và khi bạn muốn cất gọn thì cũng mất kha khá công sức.
Độ an toàn thấp. Đa số các loại tủ sấy chuyên dụng, hiện đại ngày nay đều có thiết kế giúp chống nước nhỏ vào nên dù quần áo có hơi ướt và vô tình nhỏ nước vào bộ phận động cơ sấy thì cũng không dễ bị hỏng. Tuy nhiên, nếu nước nhỏ vào bóng đèn thì sẽ không hề an toàn, gây chập cháy, nổ bóng.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, tự chế máy sấy quần áo không khó, khá đơn giản nhưng hiệu quả sấy và tính tiện lợi không được tốt lắm. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu sấy khô khá ít, nhu cầu sử dụng máy sấy của gia đình bạn không cao, số lượng quần áo sấy không lớn và chỉ sấy những lúc mưa nhiều hay trời nồm ẩm thì hoàn toàn có thể đầu tư mức chi phí nho nhỏ để tự làm máy sấy quần áo tại nhà.
Còn nếu có nhu cầu sấy khô quần áo nhiều hơn, thường xuyên hơn thì lời khuyên tốt nhất là bạn và gia đình nên tham khảo và cân nhắc đến việc mua tủ sấy, máy sấy quần áo chính hãng, để việc giặt giũ trở nên hiệu quả, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí.
Máy sấy quần áo hiện đại
Phía trên đây là tất tần tật những thông tin giải đáp chi tiết, xoay quanh và bật mí cách tự chế máy sấy quần áo đơn giản lại hiệu quả cho gia đình trong những ngày thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều thất thường. Mong rằng, từ đó các bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích thú vị để ứng dụng phù hợp trong cuộc sống. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, cần giải đáp hoặc muốn đặt mua tủ sấy, máy sấy quần áo hiện đại, chính hãng thì hãy liên hệ với giàn phơi thông minh Hòa Phát được đội ngũ nhân viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG279
Giàn phơi điện tử Sakawa SN 605
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG273
Báo giá giàn phơi thông minh Hoà Phát 990
Giàn phơi Thông minh Hoà Phát 999B
Giàn Phơi Điện Tử Hòa Phát 737
NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN