Vải jeans không phải là chất liệu mới mẻ, tuy nhiên, vẫn luôn tạo được sức hút mạnh mẽ với các tín đồ thời trang. Bài viết hôm nay sẽ lý giải tại sao vải jeans được yêu thích. Cùng với đó là những ứng dụng cũng như cách vệ sinh, bảo quản loại vải này.
Vải jeans còn được gọi với cái tên quen thuộc khác là vải bò. Chất liệu để làm nên loại vải này là cotton Duck và bông thô với màu xanh đặc trưng, rất dễ nhận biết. Cùng với đó là tính thẩm mỹ cao, tạo vẻ đẹp trẻ trung và năng động cho người mặc.
Vải jeans là chất liệu vải có lịch sử lâu đời và đến nay vẫn rất được yêu thích
Vải jean có nguồn gốc lâu đời, do Loeb Strauss “sáng tạo” ra vào năm 1873 tại California. Đầu tiên là chiếc quần jeans đơn thuần với đặc trưng là thô và khó rách. Sau đó, các nhà sản xuất đã pha trộn thêm vải denim vào để tạo sự mềm mại hơn.
Đến thế kỷ XX, quần jeans ngày càng trở nên thịnh hành và được yêu thích. Đây được xem là biểu tượng của cá tính pha chút nổi loạn. Hiện nay, đây là trang phục rất được yêu thích, phù hợp với cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi.
Quy trình sản xuất vải jeans bao gồm các bước sau:
Thu hoạch quả bông rồi đóng thành kiện và vận chuyển đến xưởng sản xuất. Tại đây, bông được tách thành búi, làm sạch và đưa vào máy kéo sợi. Lúc này, các sợi bông sẽ xoắn lại, có thể giữ nguyên để đem đi dệt hoặc mang đi nhuộm rồi dệt sau.
Để tăng độ bền và cứng, các sợi bông sẽ được nhúng qua lớp keo mỏng, sau đó dệt thành những tấm vải bò cỡ lớn. Từ những tấm vải này, sẽ mang đi cắt, may thành trang phục, phụ kiện thời trang.
Sở dĩ chất liệu jean rất được yêu thích và không bao giờ bị lỗi thời là nhờ vào các ưu điểm sau:
Độ bền cao, dày dặn và cứng cáp, rất khó bị co nhăn hay sờn rách. Nếu sử dụng và bảo quản đúng cách thì tuổi thọ là 10 năm hoặc hơn.
Về cơ bản, trong thành phần vải jeans có sợi cotton nên đảm bảo thoáng khó, mát mẻ khi sử dụng. Đồng thời, khả năng giữ ấm cũng rất tốt.
Tính thẩm mỹ cao, rất khó nhầm lẫn với các chất liệu vải khác. Đây được xem là biểu tượng thời trang, thể hiện vẻ đẹp năng động, phóng khoáng, trẻ trung và cá tính.
Ưu điểm của vải jeans là tính ứng dụng cao, mang đến vẻ đẹp trẻ trung, cá tính cho người mặc
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng các loại vải jean cũng có hạn chế nhất định, chẳng hạn như:
Độ cứng cao đồng nghĩa với độ co giãn thấp, vì thế, có thể khiến người mặc cảm thấy khó khăn khi vận động, đi lại.
Thấm hút mồ hôi kém, dễ gây cảm giác khó chịu. Và vì thoát hơi kém nên khi giặt cũng lâu khô hơn so với các loại vải khác.
>>>Xem thêm: Vải Đũi Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật và Ứng Dụng Phổ Biến
Jeans thun: Thành phần chứa 98 - 99% cotton, có giá thành cao nhất trong các loại vải jeans.
Jeans cotton: Thành phần 100% cotton nên dễ bị nhăn và độ co giãn kém, vì vậy mà giá rẻ hơn một chút so với jeans thun nói trên.
Jeans cotton pha poly: Thành phần gồm cotton, poly và vải thun. Tỷ lệ poly càng cao thì vải càng ít nhăn. Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều người.
Jeans tái chế: Thành phần gồm cotton, poly với tỷ lệ poly là 35% hoặc 65%, độ thô ráp cao. Đây là chất liệu jeans rẻ nhất trong các loại.
Jeans cotton: Kết hợp giữa jeans và cotton với độ co giãn kém. Chất liệu quần jean này thường có dáng ống lớn để không gây khó chịu cho người mặc.
Skinny jeans: Còn gọi là vải jean mềm với độ co giãn tốt. Quần được may từ chất liệu jeans này có ống nhỏ và ôm sát chân, giúp tôn dáng người mặc mà không gây khó chịu.
Vải jeans mềm tôn dáng người mặc mà hoàn toàn không gây cảm giác bí bách, chật chội, khó chịu
Trong đời sống, không khó để bắt gặp chất liệu vải jeans được ứng dụng rất nhiều. Chẳng hạn như may quần áo, túi xách, phụ kiện thời trang (giày dép, mũ nón, khẩu trang, dây cột tóc,…). Các loại trang phục này giúp người mặc trở nên nổi bật và thu hút mọi ánh nhìn.
Ngoài ra, vải jean mềm còn được ứng dụng nhiều trong trang trí và thiết kế nội thất. Có thể kể đến như may khăn trải bàn, rèm cửa, ghế lười, bọc sofa hay thậm chí là chăn, ga, gối, nệm,…
Mặc dù vải jeans có độ bền và tuổi thọ cao nhưng không vì thế mà bạn chủ quan khi vệ sinh và bảo quản. Thay vào đó, cần lưu ý đến những nguyên tắc sau:
Khi mua trang phục vải jeans về, bạn cần giặt sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất rồi mới đem đi mặc. Hạn chế giặt vào ngày mưa vì chất liệu này rất lâu khô, khiến trang phục bị ẩm và có mùi khó chịu.
Ngoài ra, khi phơi, không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc dùng thiết bị sấy khô. Vì việc này có thể ảnh hưởng đến màu sắc và bề mặt của vải. Tốt nhất là phơi đồ jeans trên giàn phơi thông minh được lắp đặt ở ban công. Hoặc ở nơi nhiều gió và nắng nhưng ánh nắng không chiếu vào trực tiếp.
Nên phơi đồ jeans trên giàn phơi thông minh để có thể điều chỉnh khả năng đón nắng trong quá trình phơi, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gay gắt
Bạn có thể tham khảo và lắp đặt các mẫu giàn phơi Hòa Phát sau:
Giàn phơi Hoà Phát 999B: Được làm từ hợp kim nhôm và inox cao cấp với 2 thanh phơi, mỗi thanh dài 2,4m, có 60 lỗ treo. Thiết kế cứng cáp, chắc chắn giúp bạn thoải mái phơi được trang phục nặng và thấm nhiều nước như vải jeans.
Giàn phơi thông minh Hoà Phát KS 990: Mẫu giàn phơi này có thiết kế hiện đại, sang trọng với 80 lỗ treo. Bạn có thể lắp đặt ở ban công để phơi treo quần áo, đặc biệt là đồ jeans. Thanh phơi được nâng hạ dễ dàng để quần áo được tiếp xúc với lượng nắng phù hợp, tránh bị phai màu.
Và còn rất nhiều mẫu giàn phơi thông minh Hòa Phát khác, nhìn chung, đều có ưu điểm là cứng cáp, chắc chắn, bền bỉ và tiện lợi khi sử dụng. Đặc biệt, giúp việc phơi treo quần áo bằng chất liệu vải jeans trở nên đơn giản và hiệu quả, không lo ảnh hưởng đến bộ bền của trang phục.
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG279
Giàn phơi điện tử Sakawa SN 605
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG273
Báo giá giàn phơi thông minh Hoà Phát 990
Giàn phơi Thông minh Hoà Phát 999B
Giàn Phơi Điện Tử Hòa Phát 737
NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN