03/12/2020107
Nghe cái tên vải lụa thôi thì chắc hẳn chúng ta cũng hiểu rằng đây là một loại vải vô cùng mềm mại, êm ái và dễ chịu. Từ xưa đến nay chất liệu này đều được rất nhiều người tiêu dùng ưu ái lựa chọn để may những bộ quần áo sang trọng và quý phái.
Vậy sao chất liệu này lại chiếm được nhiều tình cảm của người tiêu dùng đến vậy? Đặc điểm nổi bật của chúng ra sao? Ứng dụng thế nào? Nếu như bạn cũng đang có sự băn khoăn trên thì hãy cùng giàn phơi Hòa Phát theo dõi bài viết dưới đây mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.
Vải lụa là một chất liệu vải được dệt nên từ các sợi tơ do quá trình tạo kén của một số loại côn trùng như tằm, bướm hoặc có thể là nhện...Đây là các sợi tơ hoàn toàn từ tự nhiên nên chúng vô cùng mềm, mịn và mỏng. Trên thị trường hiện nay chất liệu vải lụa được ưa chuộng nhất được dệt nên từ tơ tằm.
Trải qua quá trình phát triển khá dài từ thời phong kiến cho đến hiện nay thì vải tơ tằm vẫn là dòng vải cao cấp nhất chiếm được tình cảm rất lớn từ đông đảo người tiêu dùng Việt Nam.
Tính chất của các loại vải lụa sẽ dựa vào 3 đặc tính rất quan trọng. Tuy nhiên chúng ta thường bỏ qua hoặc không quan tâm đến.
Do được sản xuất từ các sợi tơ tự nhiên nên vải lụa có độ bền bỉ cao nhất trong số các loại vải hiện nay. Chính vì thế vải có độ co giãn khá thấp với mức chỉ số trung bình.
Cấu trúc của vải lụa khá giống hình tam giác chính vì thế nếu có ánh sáng chiếu vào thì chúng ta sẽ quan sát được sự óng ánh trên vải được phản chiếu lại thông qua nhiều góc cạnh khác nhau.
Vải lụa có tính giữ nước tương đối tốt do được sản xuất từ chất liệu to tằm. Chính vì đặc điểm này đã khiến cho chúng ta có cảm giác khi mặc vải rất bám dính vào da.
Ngoài ra vải lụa còn được coi là chất liệu giữ ấm cực tốt khi trời chuyển lạnh nhất là tronh những ngày đông giá rét.
Khi gặp mồ hôi thì vải rất dễ bị ố vàng hoặc bị côn trùng cắn. Ngoài ra với nguồn gốc tự nhiên nên vải cũng rất khó để có thể nhuộm màu.
Do có khả năng phân hủy tự nhiên nên để để bảo quản chất liệu này lúc nào cũng bền đẹp không phải là chuyện đơn giản.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các chất liệu vải lụa khác nhau tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê một số chất liệu vải lụa mà chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống:
Cũng được sản xuất từ chất liệu tơ tằm nhưng dòng vải này cao cấp hơn với công nghệ dệt vân đoạn nên các sợi vải ngang, dọc được đan xen chặt chẽ với nhau. Quy luật để tạo nên chất liệu vải satin đó là 1 sợi ngang đan xuống dưới 1 sợi dọc rồi đè lên phía trên ít nhất 2 sợi dọc. Tiếp đó sợ ngang lại dịch chuyển qua ít nhất là 2 sợi dọc và được đè lên trên 1 lần.
Nếu như trong vải lụa satin các sợi ngang được dệt song song có nhiều hơn sợi dọc thì vải sẽ có đươc độ bóng mịn cùng với độ bền cực kỳ vượt trội. Chính vì thế giá lụa satin hiện nay trên thị trường sẽ cao hơn rất nhiều các loại vải lụa thông thường khác như lụa cotton, lụa twill...
Được sản xuất tù 2 chất liệu là vải lụa và cotton nên vải lụa cotton quy tụ đầy đủ các ưu điểm và đặc tính của 2 chất liệu trên. Đặc tính nổi bật nhất của mẫu vải này là có vẻ ngoài sáng bóng cùng khả năng chống sự tĩnh điện cao nên sản phẩm phù hợp khi mặc trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Ngoài ra còn một ưu điểm của chất liệu vải này đó là chúng sẽ không bị nhăn khi mặc.
Mẫu vải này có cấu trúc theo sợi chéo nên rất bền và chắc chắn. Vải có 2 bề mặt không giống nhau. Nguyên liệu sản xuất chính của vải lụa twill vẫn là tơ tằm nhưng chúng sẽ dầy dặn hơn bình thường và sự mềm mại trong chất liệu hầu như được bảo toàn nguyên vẹn.
Chất liệu vải này được dệt nên từ các sợi tơ thô của tơ tằm dâu. Trước kia vải chỉ có màu trơn đơn giản tuy nhiên hiện nay chúng đã được in thêm nhiều hoa văn để mang đến sự cá tính và đa dạng.
Do phần bề mặt vải tuy hơi thô nhưng có độ bóng nhẹ nên chất liệu vải này thường sẽ được sử dụng để mày quần tây, áo sơ mi nam hoặc vest. Không những thế vải lụa đũi còn được nhiều đơn vị sản xuất ứng dụng để làm các loại khăn quàng cổ tạo nên sự ấm áp trong mùa đông giá lạnh.
Là loại vải được dệt nên từ chất liệu nilon là chủ yếu cùng với sự pha trộn của sợi tơ tằm và một số loại sợi khác nhau.
Vải lụa phi bóng có bề mặt mịn, mỏng cùng độ co giãn trung bình. Phương thức sản xuất vải lụa phi bóng chính là dệt thành từng lót với nhiều sợi ngang song song giúp cho bề mặt láng bóng và sẽ tạo nên những màu sắc khác nhau được phản chiếu khi có ánh nắng chiếu vào.
Trên thị trường chúng ta hay bắt gặp nhất các mẫu quần áo được làm từ vải lụa vì chúng có khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt vào mùa hè và mang lại sự ấm áp vào mua đông.
Ngoài ra hiện nay vải lụa còn được sử dụng để may các sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, màn hoặc các sản phẩm phục vụ giấc ngủ hàng ngày của con người như chăn ga, gối, đệm.
Nhược điểm của vải lụa là dễ nhăn chính vì thế khi giặt chúng ta không nên sử dụng máy giặt cũng như chất tẩy rửa quá mạnh.
Ngoài ra vải cũng dễ bị mủn và bục chính vì thế cần phơi tại nơi râm mát, có gió, tránh ánh nắng trực triếp của mặt trời.
Trên đây là những thông tin về chất liệu vải lụa được yêu thích hiện nay. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm sự lựa chọn các chất liệu vải phù hợp để thiết kế cho mình và người thân những bộ trang phục đẹp nhất nhé!
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG279
Giàn phơi điện tử Sakawa SN 605
Giàn Phơi Thông Minh Quay Tay Sakawa SG273
Báo giá giàn phơi thông minh Hoà Phát 990
Giàn phơi Thông minh Hoà Phát 999B
Giàn Phơi Điện Tử Hòa Phát 737
NHỮNG CÔNG TRÌNH GIÀN PHƠI ĐÃ THỰC HIỆN